Share this page
Phân biệt máy chiếu gần và máy chiếu xa

Nội dung bài viết

Cùng với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực công nghệ, máy chiếu trở thành thiết bị quen thuộc trong đời sống giải trí, học tập, công việc của mọi người. Hiện nay, ngành công nghiệp máy chiếu cho ra đời nhiều mẫu máy đa dạng, thường được chia thành hai loại: máy chiếu gần và máy chiếu xa.

Bạn có thắc mắc sự khác nhau và lợi ích của hai loại máy này không? Bài viết sau sẽ giúp bạn khám phá những điều thú vị về hai dòng sản phẩm này, giúp khách hàng quyết định đúng đắn khi lựa chọn dòng máy phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng.

Khái niệm máy chiếu gần và máy chiếu xa

Máy chiếu gần (Short Throw Projector) được thiết kế đặc biệt để chiếu màn hình với cự ly rất gần. Thông thường, vị trí đặt máy đến màn hình chiếu khoảng 1m.

Máy chiếu xa (Long Throw Projector) là các dòng máy thông thường, rất dễ bắt gặp ở các trường học, văn phòng, hội nghị… Khoảng cách từ vị trí đặt máy đến màn hình chiếu thường rơi vào khoảng 3,5 – 4m, tùy thuộc vào kích thước màn chiếu.

Phân biệt máy chiếu gần và máy chiếu xa

phân biệt máy chiếu gần và máy chiếu xa 1

Chất lượng

Máy chiếu xa cho phép người dùng tự điều chỉnh linh hoạt vị trí đặt máy gần xa để hình ảnh có thể thu nhỏ hoặc phóng to. Nhờ ưu điểm này, máy được dùng cho cả những không gian lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này thường gặp vấn đề với ánh sáng bên ngoài, có hiện tượng bóng đổ trên màn hình chiếu, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Để chất lượng hình ảnh rõ ràng, người dùng sẽ phải tắt đèn trong phòng hoặc đóng cửa sổ.

Vấn đề này dường như được khắc phục bởi máy chiếu gần. Khoảng cách gần sẽ khắc phục được tình trạng bóng đổ trên màn hình, người dùng không phải lo về vấn đề ánh sáng bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Máy chiếu gần được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại hoặc các doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn thích hợp cho những căn phòng có quy mô nhỏ, hạn chế về không gian. 

Giá thành

Máy chiếu gần sẽ có giá thành cao hơn máy chiếu xa, tuy nhiên không phải là sự cách biệt quá lớn. Vậy, với nhiều lợi ích như vậy, có đáng để chúng ta sở hữu một chiếc máy cự ly gần không? Điều đó còn tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của từng khách hàng.

Một số mẫu máy chiếu xa thông dụng hiện Zodiac đang phân phối: OPTOMA X400LVe, OPTOMA W400LVe,…

OPTOMA X400LVe

  • Công nghệ hiển thị: DLP
  • Độ phân giải: Native : XGA (1024 x768)
  • Độ sáng: 4000 ansi lumens
  • Tỉ lệ tương phản: 25,000:1
  • Kích thước khung hình: 27.78″ – 304.4″
  • Khoảng cách chiếu: 1 – 12m

OPTOMA W400LVe

  • Công nghệ hiển thị: Texas Instruments DLP®  technology/ 0.65” WXGA DMD Chip
  • Độ phân giải: Native : 1280 x 800(WXGA), Maximum WUXGA 600Hz
  • Độ sáng: 4000 ansi lumens
  • Tỉ lệ tương phản: 25,000:1
  • Kích thước khung hình: 32.24~300 ”
  • Khoảng cách chiếu: 1.2~10m

 

Những mẫu cự ly gần được yêu thích của Zodiac có thể kể đến: OPTOMA W319ST, OPTOMA X309ST,…

OPTOMA W319ST

  • Công nghệ hiển thị: Texas Instruments 0.65” WXGA DMD
  • Độ phân giải: WXGA (1280×800)
  • Độ sáng: 4000 ansi lumens
  • Tỉ lệ tương phản: 25,000:1
  • Kích thước khung hình: 35.64″ – 302.98″
  • Khoảng cách chiếu: 1.31′ – 11.15′

 OPTOMA X309ST

  • Công nghệ hiển thị: Texas Instruments 0.55” XGA DMD
  • Độ phân giải: XGA (1024×768)
  • Độ sáng: 3700 ANSI lumens
  • Tỉ lệ tương phản: 25,000:1
  • Kích thước khung hình: 35.64″ – 302.98″
  • Khoảng cách chiếu: 1.31′ – 11.15′

Nên sử dụng sản phẩm nào?

Quyết định lựa chọn sản phẩm nào để sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên có ba điều quan trọng sau bạn không thể bỏ qua:

Không gian

Nếu làm việc trong một căn phòng nhỏ, bạn nên sử dụng máy chiếu cự ly gần vì nó cung cấp kích thước màn hình như mong muốn. Nếu không gian đủ rộng và yêu cầu kích thước màn hình lớn, máy chiếu xa sẽ thích hợp và tiết kiệm ngân sách hơn.

Kích thước màn hình

Điều cần lưu ý tiếp theo là kích thước màn hình. Bạn muốn chiếu lên màn chiếu to hay nhỏ? Nếu bạn muốn chiếu cho cả không gian triển lãm lớn như hội trường, rạp hát,…hay yêu cầu hiển thị hình ảnh trên màn hình lớn, máy chiếu xa sẽ là lựa chọn phù hợp.

Vị trí đặt máy

Điều cuối cùng chúng ta cần xem xét là vị trí đặt máy chiếu: gắn trên tường hay trần nhà, đặt trên giá hay đặt trên sàn? Việc gắn máy chiếu đảm bảo hình ảnh được chiếu chính xác mọi lúc trong khi việc không lắp máy chiếu cố định sẽ giúp bạn tùy chỉnh theo từng nhu cầu sử dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Zodiac sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ được sự khác biệt giữa hai dòng máy chiếu. Tùy theo điều kiện, mục đích sử dụng và ngân sách mà mỗi khách hàng sẽ có lựa chọn phù hợp. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hay còn phân vân trong việc lựa chọn dòng máy, hãy liên hệ ngay với Zodiac để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

 

Share:

Tin tức liên quan

Gửi thông tin về cho chúng tôi